top of page

LÀM SAO ĐỂ CÓ MỘT CHUYẾN TEAM BUILDING ĐI VÀO LÒNG NGƯỜI?

  • Writer: Admin
    Admin
  • Sep 20, 2017
  • 5 min read

Team building là một trong những trải nghiệm mà gần như tất cả những ai đi làm thuê đều trải qua, đặc biệt trong các công ty tư nhân. Dù xa hay gần, hầu như mùa hè nào trên khắp mọi miền Tổ quốc (và ngoại quốc) cũng xập xình những chuyến team building với kiểu nhạc ông ổng chói tai và một anh MC thiết tha làm nóng bầu không khí (warm up).

Tuy nhiên, không phải ai cũng thích đi team building (company trip). Những người này tham gia vì bị sếp bắt tham gia, hoặc sợ sếp trách móc, hoặc sợ đồng nghiệp nói ra nói vào, tóm lại là vì mục đích xã giao. Cũng có những người trước khi đi thì háo hức, đi về thì thù ghét công ty 10 phần. Bọn mình từng trải qua vài công ty và đi nhiều buổi team building, cả ngắn lẫn dài ngày, cũng thấu cảm hết với những đợt sóng lòng phía trên.

Vậy làm sao để những buổi team building thật sự thành công và gắn kết mọi người?

1. Build team phải có “theme”

Dù đi chơi xa chơi gần, đi quẩy hay đi dưỡng sinh, tất cả các chương trình team building hay company trip cũng nên cần có một theme, hay chủ đề nhất định. Ví dụ một vài theme:

Adventure: gồm những trò chơi hoặc hoạt động mang tính khám phá, nhiều thử thách như đạp xe/trekking vào rừng tìm kho báu; thám hiểm hang động và tìm hiểu bí mật trong hang, …

Sống xanh: gồm những hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường như nhặt rác, thi làm vật dụng tái chế, thi nhảy có trang phục 100% thiên nhiên,...

Active: gồm các trò chơi vận động tập thể như chèo thuyền, các trò chơi trên bãi biển,...

Zipline là một lựa chọn không tồi cho Active theme

Các theme có thể là một chủ đề rộng, hoặc được thể hiện qua một câu slogan, miễn sao mọi hoạt động và logistics của chuyến đi tuân thủ theo chủ đề.

"Ban Hậu cần" luôn đóng vai trò quan trọng

2. Chia team không theo team

Rất nhiều công ty chia đội theo các phòng ban, tức là ở công ty các team thế nào thì đi chơi các team y hệt. Thực ra điều này không sai nhưng sẽ hạn chế cơ hội giao lưu giữa các phòng với nhau, nhất là khi phòng nào cũng là đối thủ của phòng mình, lúc nào cũng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Các đội có toàn quyền tự do lựa chọn tên

Giải pháp cho vấn đề này? Mix them up. Ban Tổ chức có thể chọn ngẫu nhiên các thành viên cho mỗi đội, sau đó để các đội tự bầu leader, tự chọn tên. Vậy là chưa cần đi mọi người đã thực sự “build team” với nhau rồi.

3. Lên dây cót cho nhân viên trước khi đi

Quá trình này có thể là một tháng, nửa tháng hoặc một tuần tùy người tổ chức. Có rất nhiều cách để loan tin cho cả công ty, chính thống như email, thân thiện như facebook group hoặc các công cụ chat công ty đang dùng nhưng nhân viên nhất định phải nắm được 2 điều quan trọng:

Lịch trình, giải thưởng, thể lệ thi đấu và những lưu ý trong quá trình chuẩn bị Chuyến đi chắc chắn sẽ vui

Cắm trại trên biển như thế này làm gì có chuyên không vui

Thông tin về chuyến đi có thể được leak dần dần, theo một chu kỳ xác định, giống kiểu step by step. Ví dụ:

Bước 1. Loan tin đồn nhưng không leak địa điểm Bước 2. Gửi email chính thức nhưng không leak địa điểm. Thông báo danh sách team kèm yêu cầu về việc bầu leader, chọn tên kèm deadline. Bước 3. Gửi email chốt thông tin các đội, leak địa điểm. Bước 4. Leak ½ các trò chơi + các vật dụng cần chuẩn bị. Bước 5. Leak ½ trò chơi còn lại và cơ cấu giải thưởng. Bước 6. Email nhắc nhở, tổng hợp tất tần tật những thông tin trên và lịch trình.

Email kèm hình ảnh điểm đến có thể đánh thức "dây thần kinh" quẩy của nhân viên

Các bước khác và những chuyện râu ria hay activation ở văn phòng tùy các chế.

4. Một vài trò chơi tham khảo

► Bắt vịt

- Số lượng: 15 người trở lên

- Thể lệ: Thành viên các đội đứng xen kẽ thành vòng tròn. Vịt được thả ở vị trí trung tâm, tất cả xông vào bắt vịt khi có tín hiệu từ trọng tài. Đội nào mang được nhiều vịt từ biển (hoặc sông, hồ) vào bờ nhất, đội đó giành chiến thắng.

- Ưu: Chơi xong có vịt ăn.

- Nhược: Dễ sứt mẻ tình cảm đồng nghiệp trong quá trình cướp vịt.

► Quay chuối

- Số lượng: 10 người trở lên

- Thể lệ: Mỗi đội xếp thành một hàng. Sau khi có tín hiệu của trọng tài, từng thành viên lần lượt chạy về phía cọc (cách điểm xuất phát khoảng 20-30m), hai tay ôm cọc và xoay 10 vòng quanh cọc. Sau đó lấy 2 quả chuối chạy về hàng. Sau khi hết giờ đội nào gom được nhiều chuối nhất sẽ giành chiến thắng.

- Ưu: Rẻ tiền, nhiều tình huống hài hước xảy ra sau khi khom người quay quanh cọc.

- Nhược: Không phù hợp với người bị tiền đình.

► Đua thuyền

- Số lượng: 30 người trở lên (ít nhất 3 đội, mỗi đội ít nhất 10 người)

- Thể lệ: Các đội đua thuyền trên một đường đua xác định. Đội nào về nhanh nhất giành chiến thắng.

- Ưu: Củng cố tinh thần đoàn kết trong đội, tăng khả năng làm việc theo nhóm.

- Nhược: Không phù hợp với người lười tập thể dục.

► Bóng đá sumo

- Số lượng: 10 người trở lên (ít nhất 2 đội, mỗi đội ít nhất 5 người)

- Thể lệ: Như bóng đá ngoài ngõ, cầu thủ phải chui vào trong quả bóng silicon.

- Ưu: Dễ dàng lấy thịt đè người.

- Nhược: Không phù hợp với người lùn do đầu không thể chui ra khỏi bóng.

► Nấu ăn

- Số lượng: Không giới hạn

- Thể lệ: Nấu theo chủ đề nhất định hoặc nấu bằng những nguyên liệu nhất định.

- Ưu: Không lo đói.

- Nhược: Dễ bị tiêu chảy.

Ngoài ra có rất nhiều trò chơi khác cần sự khéo léo và quá trình chuẩn bị công phu như thi nhảy theo chủ đề, đóng kịch theo chủ đề, vừa phượt vừa giải câu đố, các trò chơi cầu người, bóng ném dưới nước,...

5. Quan trọng nhất: hãy làm có tâm

Các cụ nói "Gái có công chồng chẳng phụ" thật không sai. Nếu bạn thật sự là một nhà tổ chức có tâm, đồng nghiệp của bạn sẽ cùng nhau biến company trip thành một chuyến đi có tầm. Niềm vui và sự say mê luôn có khả năng lan tỏa kì diệu. Chỉ cần bắt đầu bằng một chiếc email được viết bằng trái tim và sự chỉnh chu sẵn có trong công việc, chuyến team building của bạn đã đi vào lòng người rồi. Bạn tin không?

Comments


Chuyện khác

Tag

bottom of page